Dây đồng hồ: “Phụ” nhưng không thể bỏ qua

Thường tôi nghĩ, trừ những ai quan tâm và có hiểu biết kha khá về đồng hồ, thì đều đánh giá không đúng tầm quan trọng của ‘dây đồng hồ’. Tôi hay khuyên bạn bè mình khi mua đồng hồ, đừng nên chú ý quá đến sợi dây. Điều đó không có nghĩa là dây không quan trọng, ngược lại, dây đồng hồ quan trọng đến mức nhiều khi nó nên được dành thời gian để cân nhắc và mua riêng. Sự tương quan giữa đồng hồ và dây đồng hồ có vẻ khá giống căn nhà và lớp sơn. Nhiều khi, chỉ thay đổi màu sơn, đã thay đổi tất cả cảm giác về một căn nhà. Dây đồng hồ cũng thế.

Tôi sẽ lấy vài hình con Omega Speedmaster với các loại dây khác nhau làm ví dụ:

Paros_19mm

Paros_20mm

leather-nato

Hirsch_Liberty

Đấy, cũng cùng loại đồng hồ, nhưng khi thay dây vào, nhiều khi nhìn như một con đồng hồ mới hoàn toàn.

Tôi viết bài này ngoài mục đích tổng hợp những kiến thức tôi biết về dây đồng hồ thì cũng mong được chia sẻ với những người chưa có thời gian tìm hiểu, và cũng mong được các “cao nhân” chỉ giáo thêm!

Các loại dây đồng hồ phổ biến

1. Giả da cá sấu

Đây có lẽ là loại dây phổ biến nhất. Các dây da thường được in hoa văn lên nhìn giống da cá sấu. Đa phần các loại đồng hồ dress đều có dây này, vì nhìn nó sang trọng hơn hẳn.

IMG_1129

2. Dây đua (rally/ racing strap)

Dây đục những lỗ rất to dọc thân dây. Như các bạn đã biết, một trong những việc gây khó chịu nhất khi đeo đồng hồ dây da vào mùa hè là mồ hôi từ cổ tay đổ ra sẽ khiến dây da ướt át, gây ngứa ngáy và mùi khó chịu. Các lỗ này có mục đích là làm thoáng cổ tay.

Heuer-Camaro-Rally-strap-Monochrome-6

3. Luống đôi (double ridge):

Một loại dây rất được ưa dùng ở các dòng đồng hồ thể thao năng động. Gọi là ‘luống đôi’ vì 2 rìa lồi lên như 2 luống, ở giữa lõm vào. Đeo dây này sẽ hướng ánh nhìn của mọi người vào chiếc đồng hồ nhiều hơn.

double-ridge

4. Dây sắt

Một trong những loại phổ biến nhất, có thể làm từ thép không rỉ, mạ vàng hay thậm chí bạch kim. Được sử dụng nhiều trong các loại đồng hồ lặn. Ngày nay rất nhiều người có khuynh hướng đeo dress watch với dây da sắt, dù theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là sự kết hợp không mấy hoàn hảo.

Rolex-Submariner-On-A-Jubilee-Bracelet

5. Dây được thêu nổi lên (Contrast Stitching)

Khá được ưa chuộng trong khoảng thời gian gần đây vì sự cá tính, nổi bật. Thường chỉ đan/thêu được chọn khác dây để nổi hẳn lên, tạo nên một điểm nhấn mới. Rất nhiều người dùng loại dây này để thêm tính casual cho con đồng hồ của mình.

Leffot-Strap-5

6. NATO/Zulu

Dây tựa như dây nylon, không dùng spring bar để gắn vào mà xỏ thẳng xuyên qua spring bar. Một thời gian dài từng được xem là chỉ dành cho những loại đồng hồ rẻ tiền, nhưng càng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Thậm chí, người ta còn có các phiên bản nâng cấp của thể loại NATO/Zulu truyền thống, thay vì sợi nylon thì là dây da.

speedy-nato

rolex-submariner-leather-nato-strap-men-style-gunny

7. Dây cao su

Được đánh giá là mang phong cách casual. Được ưa chuộng vì nó rẻ, bền và tiện dụng

Rolex-bracelet-1024x680

8. Dây vải

Thường được dùng trong các loại đồng hồ kiểu quân đội hay phi công. Dây vải hay được thêu nổi màu để tạo điểm nhấn cho cái màu xanh lá đậm hay xám đơn điệu.

canvas

9. Dây đồng hồ kiểu phi công

Có thêm các con ốc gắn ở chỗ tiếp nối dây đồng hồ và đồng hồ, để tăng thêm sự chắc chắn.

Aviator-Strap-01

10. Dây mắt lưới (mesh)

Mesh đa phần làm từ thép không rỉ và được gia công theo hình mắt lưới. Nó kém trang trọng hơn loại dây thép truyền thống nhưng bù lại nhìn bớt đi được vẻ khô cứng và lạnh lẽo.

meshvslink

Khoá đồng hồ

Các loại ‘khoá’ đồng hồ thường được chia vào 2 mục chính: Clasp và Buckle. Buckle như hình dưới đây hết sức dễ hiểu, hãy cùng tôi điểm qua nhanh và đi vào loại Clasp phức tạp hơn.

buckle

Như đã thấy, buckle chỉ đơn giản là miếng sắt nhỏ được xỏ qua các lỗ trên đồng hồ để cố định, là loại truyền thống từ xưa đến nay. Còn Clasp, Clasp có các loại sau:

1. Clasp cánh bướm (clasp ẩn)

Tôi không biết tại sao nó có tên này, có thể vì khi mở ra, nó bung xoè như hình cánh bướm chăng? Đây là loại Clasp ẩn nên nếu không có kinh nghiệm mở sẽ rất khó mở.

butterflyclasp

Loại clasp này khi đóng vào rồi thì không thấy sự khác biệt, muốn mở phải luồn tay vào dưới dây để ấn bật lên.

clip_image001

2. Flip Clasp

Hãy nhìn hình minh hoạ. Loại clasp này khác với loại clasp trên và loại sau ở việc nó phải xỏ qua dây rồi mới ấn vào. Nhìn hình trên sẽ thấy đoạn dây lòi ra, sau khi ấn hai bên clasp vào rồi sẽ xỏ tiếp đoạn dây lòi ra đó vào keeper.

bkl100wopen

3. Clasp chắc chắn

Thường được sử dụng trong các loại đồng hồ đắt tiền, để luôn đảm bảo đồng hồ sẽ nằm chắc chắn trên tay, không rơi xuống vì những sự cố đáng tiếc như lỏng khoá hay mối nối bị bật ra.

steel-watch-bracelet-deployment

Như trong hình, khi bên trái ấn xuống, phía bên phải sẽ có nắp để ấn đóng chặt lại lần nữa, và nắp này rất khó mở trừ khi nhấn hai nút bật hai bên đồng thời.

Các thuật ngữ kỹ thuật

Phần này tôi sẽ nói cực kì ngắn gọn, vì tôi nghĩ đa phần mọi người đều biết những kiến thức cơ bản này rồi. Ngoài những từ như buckle, clasp… đã nói ở trên, thì khi nói về dây đồng hồ, nên biết những thuật ngữ sau:

1. Spring bar: là thanh nhỏ để nối dây vào đồng hồ. Thường spring bar sẽ được xỏ vào dây và được cho một cách khéo léo vào đồng hồ (như trong hình minh hoạ).

springbar

Kĩ thuật lấy spring bar ra là một trong những kĩ thuật cơ bản nhất, nhưng không hẳn dễ thực hiện. Thường để lấy spring bar, ta hay dùng một bộ dụng cụ chuyên dụng. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khác nhau, có thể do dây da làm quá dày, spring bar hai đầu làm quá ngắn chỉ ấn vào vừa đủ… khiến việc lấy spring bar ra nhiều khi là cả một cuộc vật lộn vất vả.

Để lấy spring bar ra, ta có thể dùng dụng cụ gắng len vào kẽ hở giữa dây và cạnh đồng hồ, ấn nhẹ xuống và hơi đẩy về hướng ngược lại với hướng cạnh đồng hồ. Và nhớ chú ý luôn úp mặt đồng hồ xuống, để lỡ trật tay thì không bị trầy mặt đồng hồ.

springbartool

2. Lug: đây là thông số cần biết nếu muốn mua dây đồng hồ. Thường dây đồng hồ có các loại: 16mm, 18mm, 20mm, 22mm tương ứng với độ rộng của lug.

lug_width

Các loại dây da cho đồng hồ

Thường dây đồng hồ da là thứ được dùng để tăng thêm đẳng cấp và giá trị của đồng hồ. Dĩ nhiên, trên lí thuyết thì da con vật nào cũng làm được đồng hồ, nhưng thông thường, nguyên vật liệu làm da đồng hồ chỉ quanh quẩn vài loại chính, có lẽ vì độ phức tạp khi làm dây da đồng hồ.

Đầu tiên, dây phải mỏng vừa đủ. Điều này phụ thuộc lớn vào loại da và kĩ thuật của người thợ thủ công. Kế tiếp, da phải bảo đảm xài lâu màu theo thời gian sẽ đẹp. Dĩ nhiên không ai trông đợi dây da sẽ đi cùng với con đồng hồ qua vài chục năm tuổi thọ của nó, nhưng ít nhất cũng phải xài tốt trong thời hạn vài năm. Cuối cùng là vì dây đồng hồ phải tiếp xúc với da tay người đeo ở các điều kiện thời tiết khác nhau, nên nó phải bảo đảm không gây mùi khó chịu, không gây cảm giác ngứa ngáy cho người đeo.

Vì lẽ đó, làm dây đồng hồ hay có các loại da sau:

1. Da thường: là các loại da rẻ tiền, thường nhiều nhất là da bò hay da dê. Loại da này là loại chiếm đa số và thường thấy ở các trang bán hàng thủ công. Tuy chỉ là da không mắc lắm, nhưng nếu biết cách chọn thì vẫn có thể tìm được nhiều loại dây đồng hồ độc và nhìn rất phá cách.

OP023-Genuine-Leather-Watch-Strap-Calfskin-Watch-Band-24mm-for-Panerai-Watch-Accessories

2. Nappa sheep (từ da cừu): loại da này về cơ bản vẫn rẻ nhưng khác với da bò ở chỗ nó nhìn không gồ ghề bằng nên tạo cảm giác mềm mại lẫn sang trọng hơn. Tuy nhiên điều đáng chú ý là độ bền của nó không cao.

MediciBrown03

3. Da cá sấu: được hầu hết các loại đồng hồ mắc tiền sử dụng. Nói kĩ hơn thì dường như người ta phân ra là cá sấu mõm ngắn (gator) và cá sấu (croc). Trong đó loại da làm từ gator hiếm hơn vì cá sấu mõm ngắn số lượng ít hơn. Dù cả 2 nhìn bề ngoài không khác biệt lắm, nhưng thường dây croc giả xuất hiện trên thị trường nhiều hơn.

gator-strap

4. Da thằn lằn: thường được sử dụng ở các loại đồng hồ vintage xa xưa, đặc biệt là những đồng hồ mỏng. Da thằn lằn đem lại bề mặt đan xen li ti, hợp với những con đồng hồ mỏng và thanh lịch.

lizardstrap

5. Da đà điểu: nhiều người thích da đà điểu vì nó khá mềm, bề mặt lạ không đồng đều và nó bền.

dsc0282wv

6. Da cá mập: một lựa chọn được ưa thích của những ai mê đồng hồ lặn. Da cá mập khi gặp nước bề mặt đang từ khá phẳng sẽ nổi lên những cục phồng gồ ghề hay những đường nhăn.

shark2

 

Theo Xanhduong.com

Xem bài gốc tại đây

Một bình luận

Bình luận về bài viết này